Điều kiện để được di dân tay nghề sang Úc
Mình không quan tâm đến di dân dạng kết hôn cả giả lẫn thật. Mình chỉ nói đến di dân dạng tay nghề. Mình cũng k đả động đến di dân business vì mình k rành.
1. Điều kiện cần để di dân tay nghề hay du học là tiếng Anh. Cho dù có làm bánh hay chef cook… gì đi nữa thì muốn xin PR phải có English (IELTS). Do đó nếu bạn k giỏi English thì đừng có hỏi làm sao để đi sang Úc nghe. Trừ khi bạn có nhiều tiền qua đây học English rồi học tiếp. Xin thưa với bạn, tiếng Anh còn là điều kiện cốt lõi để bạn thành công trong nghề nghiệp và hòa nhập vào XH Úc.
2. Sau khi tự tin với IELTS rồi thì thử tìm 1 nghề nằm trong skill demand của Úc, hay của các bang. Lên google mà search. Nghề của bạn ở VN không giống như ở Úc. ở Úc muốn xây nhà thì chủ thầu phải có license, chịu trách nhiệm nếu có gì xảy ra, thợ điện, thợ nước… cũng vậy. K phải cứ tay ngang là làm như VN, tất cả các ngành nghề có tính chất liên quan đến an toàn cho con người và xã hội đều cần được credited và quản lý bởi 1 tổ chức của bang hay liên bang. Người làm nghề đó phải được sát hạch và phải qualified. Chef, brick layer, carpenter, builder… cho tới Engineer, accountant, lawyer… tất cả đều phải qualified. Úc chấp nhận skill từ các nước khác thong qua sát hạch. Khi sát hạch mình phải trình bày những gì mình đã làm cho tổ chức sát hạch để họ xem xét. Nếu bằng cấp từ các nước tiên tiến Anh, Mỹ, Canada… thì khả năng được công nhận rất cao, nếu có 2 năm KN trở lên. Nếu bằng cấp củ chuối của VN thì phải làm nhiều sát hạch hơn. Mà muốn đi sát hạch thì phải có IELTS. Do đó tôi mới để nó lên số 1.
3. Sau khi sát hạch có kq pass rồi thì xin PR. Sát hạch đạt rồi thì xem như chỉ còn 1 bước nữa là tới thiên đàng. Tuy nhiên nếu tuổi trên 40 thì 1 bước đó xa tram dặm. còn trên 45 thì xa ngàn dặm.
Tiện đây cũng nói thêm về 1 số ngành tương đối dễ xin nhập cư là Engineering (electrical, mechanical, civil, chemical… Hoặc là trade qualification như fitter, electrician, mechanic.
Accountant trước đây rất họt, giờ thì còn rất ít cơ hội, nursing cũng vậy. children services (child care) thì dễ học nhưng khó xin việc.
Một số bạn dự tính đi sang du học để ở lại. Cái này thì khá là phiêu vì khi bạn học xong thì nghề đó có khi lọt ra khỏi skill list. Nếu bạn nữ thì họa may còn kiếm được tấm chồng. Rồi còn chưa bàn tới khả năng tìm việc là thấp sau khi tốt nghiệp. Các bạn lập lờ giữa việc đi học để tìm kiến thức và đi học để di cư. Khi bạn có kiến thức thì ở đâu bạn cũng sống tốt cả. Do đó mình k khuyến khích bạn trẻ đặt tham vọng di dân lên trên việc du học để thu nạp kiến thức.
Mình tự hỏi, nếu bạn còn trẻ, có đầu óc, thì sao không cố gắng trao dồi English ở VN? Kiếm 1 nghề nào mình thích và thấy có tương lai xin việc ở cty đa quốc gia. Sau khi ở MT cty đa quốc gia bạn sẽ tiến rất xa và sẽ có cơ hội đi đây đi đó, học thêm đủ thứ. Rồi nếu bạn thực sự có khả năng, biết phấn đấu bạn cũng sẽ di cư được thôi. Thế giới phẳng này tương lai sẽ k còn biên giới cho những người có tri thức, những người năng động.
ở đâu cũng có cạnh tranh, ở Úc cạnh tranh cũng ghê gớm lắm vì bạn phải có thực tài, bằng cấp ở Úc chả quan trọng. Mình biết nhiều người chả học đại học mà cũng được công nhận là KS, trong khi có nhiều KS, PhD, master… chả làm ra trò trống gì cả.
Thú thực, mình cũng di dân bằng cách này, nhiều bạn của mình cũng đi theo cách này. Chả tốn 1 xu. Nhưng bạn phải biết tận dụng tốt cơ hội mà mình có.
Leave a Reply