Sự khác biệt của di dân đoàn tụ gia đình
Theo quy định của chính phủ Úc, người nước ngoài có thể xin thẻ định cư theo nhiều cách khác nhau, trong đó, bạn có thể xin định cư dạng đoàn tụ gia đình.
Chương trình định cư tại Úc theo diện đoàn tụ gia đình được chia thành 4 nhóm chính:
– Nhóm A: Vợ/chồng hoặc Người sắp kết hôn
– Nhóm B: Cha mẹ
– Nhóm C: Con cái
– Nhóm D: Các dạng người thân khác
A. Vợ/chồng hoặc Người sắp kết hôn bao gồm 2 loại visa dưới đây:
Để xin một trong 2 loại visa Úc theo diện vợ/chồng dưới đây, đương đơn phải được sự bảo lãnh của người mang quốc tịch Úc, thường trú nhân Úc hoặc công dân New Zealand đang sinh sống tại Úc. Người bảo lãnh phải chưa bảo lãnh quá 2 người khác vào Úc theo diện vợ/chồng. Người bảo lãnh chưa bảo lãnh cho ai khác hay chính mình là người được bảo lãnh theo diện vợ/chồng trong 5 năm trở lại đây.
Visa 300 – Người sắp kết hôn
Visa này cho phép đương đơn tạm trú tại Úc trong 9 tháng để làm đám cưới với người bảo lãnh. Trong thời gian này, đương đơn có thể làm việc, học tập, sinh sống tại Úc và có thể hưởng bảo hiểm sức khỏe Medicare. Diện visa này chỉ dành cho những trường hợp hôn nhân dị tính.
Visa 309 – Vợ/chồng bảo lãnh
Visa này cho phép đương đơn tạm trú tại Úc trong thời gian 2 năm. Sau 2 năm, khi mối quan hệ giữa đương đơn và người bảo lãnh vẫn còn tiếp diễn thì đương đơn được chuyển sang thường trú. Trong thời gian ở Úc, đương đơn có thể làm việc, học tập, sinh sống tại Úc và có thể hưởng bảo hiểm sức khỏe Medicare. Để xin visa này, đương đơn phải có kết hôn hợp pháp với người bảo lãnh hoặc nếu vì lý do nào khác mà chưa thể kết hôn thì mối quan hệ phải trên 12 tháng (có ngoại lệ cho các trường hợp đã có con hoặc hôn nhân đồng tính).
Diện vợ/chồng, đương đơn phải được sự bảo lãnh của người mang quốc tịch Úc
B. Cha mẹ bao gồm các loại visa dưới đây:
Visa 103 – Cha mẹ không đóng tiền
Visa 173 – Cha mẹ có đóng tiền một phần (tạm trú)
Visa 143 – Cha mẹ có đóng tiền toàn phần (thường trú)
Chương trình đoàn tụ gia đình theo diện Cha/mẹ được chia thành 2 nhóm visa: Không đóng tiền (Visa 103) và Có đóng tiền hỗ trợ chính phủ (Visa 143 và 173).
Cả hai loại visa này đòi hỏi Cha mẹ phải có số con cái hiện đang sinh sống ở Úc ít nhất là bằng hoặc hơn số con cái hiện đang sinh sống ngoài nước Úc. Số con cái ngoài nước Úc nếu phụ thuộc vào cha mẹ thì cũng được đi chung sang Úc.
Nhóm visa Không đóng tiền có thời gian chờ đợi lâu hơn, có số quota ít hơn, nhưng không phải đóng nhiều tiền hỗ trợ chính phủ. Nhóm visaCó đóng tiền có thời gian chờ đợi ngắn hơn, có số quota lớn hơn, nhưng phải đóng tiền hỗ trợ chính phủ.
Ngoài ra, nếu được Centrelink yêu cầu, người bảo lãnh còn phải đóng một khoản tiền Bảo đảm an sinh xã hội (AOS). Số tiền này chỉ áp dụng cho visa thường trú (143).
CMI Vietnam – Tu Van Di Dan Doan Tu Gia Dinh
Cha mẹ phải có số con cái hiện đang sinh sống ở Úc ít nhất là bằng hoặc hơn số con cái hiện đang sinh sống ngoài nước Úc
C. Con cái bao gồm các loại visa dưới đây:
Visa 101 – Con ruột/ Con ghẻ
Người có visa này được phép:
Thường trú vĩnh viễn tại Úc.
Làm việc, sinh sống và học tập tại Úc.
Hưởng bảo hiểm sức khỏe và các quyền lợi như công dân Úc.
Hưởng trợ cấp phúc lợi xã hội.
Bảo lãnh người thân sang Úc.
Nhập quốc tịch sau khi hội đủ các điều kiện theo luật định.
Điều kiện để xin visa:
Đương đơn là con ruột hoặc con ghẻ của người là công dân Úc, thường trú nhân Úc hoặc công dân New Zealand.
Nếu là con ghẻ thì phải dưới 18 tuổi và người cha/mẹ ghẻ bảo lãnh không còn quan hệ gì với mẹ/cha ruột nhưng có trách nhiệm phải chăm sóc về mặt pháp lý.
Đương đơn dưới 25 tuổi vào thời điểm nộp đơn.
Đương đơn còn độc thân.
Đương đơn còn sống phụ thuộc vào cha/mẹ.
Visa 102 – Con nuôi
Người có visa này được phép:
Thường trú vĩnh viễn tại Úc.
Làm việc, sinh sống và học tập tại Úc.
Hưởng bảo hiểm sức khỏe và các quyền lợi như công dân Úc.
Hưởng trợ cấp phúc lợi xã hội.
Bảo lãnh người thân sang Úc.
Nhập quốc tịch sau khi hội đủ các điều kiện theo luật định.
Điều kiện để xin visa:
Đương đơn là con nuôi hoặc chuẩn bị được nhận làm con nuôi của người là công dân Úc, thường trú nhân Úc hoặc công dân New Zealand.
Hồ sơ xin con nuôi phải được chấp thuận bởi Cơ quan quản lý con nuôi tiểu bang nơi người bảo lãnh đang sinh sống.
Đương đơn phải còn độc thân và dưới 18 tuổi kể cả tại thời điểm ra quyết định cấp visa.
Lưu ý: Cơ quan quản lý con nuôi tiểu bang thường không chấp nhận các trường hợp cho nhận con có mối quan hệ trong gia đình trừ khi đứa trẻ mồ côi hoặc cha mẹ ruột mất khả năng chăm sóc con vĩnh viễn (ví dụ: cha mẹ ruột bị tàn phế, v.v…).
Visa 445 – Người con phụ thuộc
Đối tượng: Dành cho những người con phụ thuộc của người Cha/mẹ đang có Visa 309 – Vợ/chồng.
Người có visa này được phép:
Tạm trú ở Úc.
Làm việc, sinh sống và học tập tại Úc trong thời gian Visa của người Cha/mẹ vẫn còn hiệu lực.
Hưởng các quyền lợi tương đương loại Visa của người Cha/mẹ.
Điều kiện để xin visa:
Đương đơn là con ruột hoặc con kế của người mang Visa 309.
Đương đơn được bảo lãnh bởi người đã bảo lãnh cha/mẹ của mình.
Đương đơn còn sống phụ thuộc vào cha/mẹ.
Đương đơn còn độc thân.
D. Các dạng người thân khác
Visa 114 – Người thân già yếu lệ thuộc
Người có visa này được phép:
Thường trú vĩnh viễn tại Úc.
Làm việc, sinh sống và học tập tại Úc.
Hưởng bảo hiểm sức khỏe và các quyền lợi như công dân Úc.
Hưởng trợ cấp phúc lợi xã hội trong trường hợp luật định cho phép.
Bảo lãnh người thân sang Úc.
Nhập quốc tịch sau khi hội đủ các điều kiện theo luật định.
Điều kiện để xin visa:
Đương đơn nam phải trên 65 tuổi.
Đương đơn nữ phải trên 60 tuổi đến trên 65 tuổi, tùy thuộc vào ngày sinh.
Đương đơn đang sống độc thân.
Đương đơn được bảo lãnh bởi người thân ở Úc.
Đương đơn sống phụ thuộc vào người thân liên tục ít nhất 3 năm.
Con cái hoặc người sống lệ thuộc vào đương đơn phải còn độc thân nếu muốn đi theo.
Visa 115 – Người thân duy nhất còn lại
Người có visa này được phép:
Thường trú vĩnh viễn tại Úc.
Làm việc, sinh sống và học tập tại Úc.
Hưởng bảo hiểm sức khỏe và các quyền lợi như công dân Úc.
Hưởng trợ cấp phúc lợi xã hội trong trường hợp luật định cho phép.
Bảo lãnh người thân sang Úc.
Nhập quốc tịch sau khi hội đủ các điều kiện theo luật định.
Điều kiện để xin visa:
Đương đơn có người thân ruột thịt (anh chị em, cha mẹ) đang ở Úc.
Đương đơn và vợ/chồng không còn người thân ruột thịt hoặc con cái đã trưởng thành nào khác trừ những người đang ở Úc.
Con cái của đương đơn nếu muốn đi theo phải còn phụ thuộc cha/mẹ.
Visa 116 – Chăm sóc người thân
Người có visa này được phép:
Thường trú vĩnh viễn tại Úc.
Làm việc, sinh sống và học tập tại Úc.
Hưởng bảo hiểm sức khỏe và các quyền lợi như công dân Úc.
Hưởng trợ cấp phúc lợi xã hội trong trường hợp luật định cho phép.
Bảo lãnh người thân sang Úc.
Nhập quốc tịch sau khi hội đủ các điều kiện theo luật định.
Điều kiện để xin visa:
Đương đơn cần chăm sóc người thân có quan hệ huyết thống với mình, hoặc chăm sóc thành viên trong gia đình của người thân đó,
Đương đơn được bảo lãnh bởi công dân Úc, thường trú nhân Úc, hoặc công dân New Zealand.
Người bệnh/già yếu có những nhu cầu chăm sóc về y tế thực sự trong liên tục ít nhất 2 năm, do những điều kiện về vật lý, tâm thần, hoặc giác quan gây ảnh hưởng đến khả năng người đó sinh sống hàng ngày.
Nhu cầu chăm sóc sức khỏe được xác nhận bởi Dịch vụ Sức khỏe Úc Đại Lợi.
Việc chăm sóc không thực hiện được bởi những người thân khác tại Úc, hoặc không nhận được từ các cơ sở đoàn thể chăm sóc người bệnh tại Úc.
Visa 117 – Trẻ họ hàng mồ côi
Người có visa này được phép:
Thường trú vĩnh viễn tại Úc.
Làm việc, sinh sống và học tập tại Úc.
Hưởng bảo hiểm sức khỏe và các quyền lợi như công dân Úc.
Hưởng trợ cấp phúc lợi xã hội.
Bảo lãnh người thân sang Úc.
Nhập quốc tịch sau khi hội đủ các điều kiện theo luật định.
Điều kiện để xin visa:
Trẻ được coi là mồ côi khi cha mẹ đã chết, mất khả năng chăm sóc vĩnh viễn (v.d., tàn phế), hoặc bị mất tích.
Trẻ phải còn độc thân và dưới 18 tuổi vào thời điểm nộp đơn.
Người bảo lãnh là công dân, thường trú nhân Úc hoặc công dân New Zealand sinh sống tại Úc đã sinh sống tại Úc trên 2 năm.
Người bảo lãnh là họ hàng của đứa trẻ, ví dụ: anh chị em, ông bà, cậu dì chú bác, cháu trai, cháu gái, v.v…
Người bảo lãnh trên 18 tuổi hoặc có vợ/chồng trên 18 tuổi và không có tiểu sử tiền án/tiền sự có liên quan đến trẻ em.
Leave a Reply